Hôm thứ 2, giá dầu tiếp tục tăng do nhiều nhà đầu tư kỳ vọng về các lệnh trừng phạt mới đối với Nga.
Giá dầu Brent giao tháng 8 tại Sở giao dịch kỳ hạn ICE ở London tnawg 1.47% lên 110.70 USD/thùng. Vào thời điểm đó, giá dầu WTI giao tháng 8 trên giàn giao dịch điện tử NYMEX đã tăng 1.63% lên 109.35USD. Hơn nữa, dầu thô Brent tăng 2.8% trong khi dầu thô WTI tăng 3.2% vào thứ 6 tuần trước.
Giá dầu có thể ngừng hồi phục do kế hoạch khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran của các nhà lãnh đạo G7. Động thái này giúp tìm ra các lựa chọn thay thế cho dầu của Nga trong bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại. Một phát ngôn viên của chính phủ Pháp cho biết người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU đã gặp các quan chức hàng đầu của Tehran để nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân.
Hơn nữa, G7 vẫn chưa đạt được thỏa thuận về việc giảm nguồn thu của Nga từ xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiên, Cố vấn An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ là Jake Sullivan nói với giới truyền thông rằng các cuộc thảo luận về vấn đề này được tổ chức trong chính phủ Hoa Kỳ. Sullivan đàm bảo với công chúng rằng sáng kiến này không gặp phải bất kỳ sự phản kháng nào và việc thực hiện nó chỉ yêu cầu các khía cạnh kỹ thuật.
Đáng chú ý là vào đầu tháng 6, thông tin cho rằng Mỹ đang ủng hộ mạnh mẽ việc bắt buộc giảm giá các nguồn năng lượng của Nga trên thị trường toàn cầu. Do đó, giá dầu cao thậm chí còn có lợi cho Nga vì sản xuất và bán ít dầu hơn mà nước này tạo ra lợi nhuận khá khẩm so với thời gian trước. Các biện pháp trừng phạt chống Nga đã tạo ra những kết quả tiêu cực cho các cư dân EU và Hoa Kỳ cho tới nay. Họ đã phải đối phó với giá nhiên liệu kỷ lục, tốc độ tăng giá nhanh và những lời kêu gọi kinh tế của chính quyền địa phương.
Thật khó để tưởng tượng rằng bất kỳ quốc già nào có thể hạn chết lợi nhuận của quốc gia khác từ xuất khẩu dầu. Có rất ít ví dụ về việc thực hiện các biện pháp như vậy trong lịch sử thế giới. Do đó, EU sẽ phải đưa ra các biện pháp của riêng mình.
Ví dụ, EU có thể áp thuế nhập khẩu đối với nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Như vậy, nước này có thể cho phép cung cấp dầu và các sản phẩm dầu từ Nga, nhưng áp thuế đặc biệt 30USD/thùng.
Trước đó, Ba Lan đã đề xuất EU nên áp đặt mức thuế chung đối với các dầu và khí đốt của Nga ở mức 25-35% giá trị thị trường. Theo một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Ifo của Đức, biện pháp này được coi là biện pháp thay thế hiệu quả nhất cho việc cấm vận hoặc nhập khẩu. Các chuyên gia cho rằng động thái này sẽ buộc Nga phải cắt giảm giá năng lượng xuất khẩu và do đó sẽ làm giảm nguồn thu của nước này.
Rõ ràng là kịch bản này sẽ có thể xảy ra trong trường hợp Nga đồng ý với các điều kiện như vậy. Kết quả sẽ phụ thuộc vào mong muốn đàm phán của Nga. Hơn nữa, nó sẽ được xác định vởi việc chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các nước phương Đông, bao gồm cả sự cân bằng cung và cầu trên thị trường toàn cầu.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Đức, các nhà lãnh đạo G7 sẽ thảo luận về đề xuất của Mỹ nhằm giảm nguồn thu của Nga từ xuất khẩu năng lượng của nước này. Tuy nhiên nhiều nước EU, đã bao gồm cả chính phủ Đức, xem kế hoạch đầy tham vọng này mà không mấy mặn mà. Một số nhà lãnh đạo Châu Âu nghi ngờ rằng nó có thể được thực hiện đúng cách hay không,
Cuộc hội họp đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ diễn ra trong vài tuần tới.
Một ngày trước đó có thông tin cho rằng các nhà chức trách Pháp ủng hộ ý tưởng của Mỹ về việc đưa ra giới hạn giá dầu. Tuy nhiên, không giống như Mỹ, họ không ủng hộ việc người mua đơn phương đưa ra các biện pháp mà để họ phối hợp với các nhà xuất khẩu chỉ để tạm dừng trong 2 ngày với lý do là các cuộc biểu tình sẽ diễn ra.
Hiện tại, sản lượng khai thác dầu ở Ecuador đang ở mức nguy cấp, sụt giảm hơn 50%. Hầu như không thể vận chuyển các vật liệu cần thiết và nhiên liệu diesel để duy trì sản xuất dầu ở mức cần thiết do phá hoại, chiếm giữ giếng dầu và đóng đường.