TĐầu tuần giao dịch mới, chỉ số đô la Mỹ đã có những động thái tích cực trở lại, phản ánh việc các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến đồng đô la Mỹ. Đồng tiền này ở vị thế thống trị trong hầu hết các cặp tiền đi đôi với nó. Tuy nhiên, xung lực của ngày thứ Sáu đã biến mất – thị trường tiền tệ đang di chuyển theo quán tính của các sự kiện gần đây. Giai đoạn trước kỳ nghỉ sắp đến, theo truyền thống được mô tả là có tính thanh khoản thấp và yếu. Do đó, thị trường đang dần rơi vào tình trạng hoạt động tối thiểu trước kỳ nghỉ lễ. Trong khoảng thời gian Giáng sinh Công giáo, khi các sàn giao dịch chính trên thế giới đóng cửa, các nhà giao dịch tập trung sự chú ý vào các yếu tố cơ bản thứ cấp hoặc các chủ đề liên quan có bản chất giả thuyết. Thị trường hẹp đặc biệt nhạy cảm, do đó không thể loại trừ những biến động bất thường về giá cả, đặc biệt là trong bối cảnh lịch kinh tế gần như trống.
Tuy nhiên, tuần hiện tại (trái ngược với tuần tiếp theo) có thể tự hào về các báo cáo kinh tế vĩ mô khá quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh của cặp EUR/USD.
Ví dụ, chỉ số giá sản xuất của Đức sẽ được công bố trong phiên giao dịch châu Âu hôm nay, thứ Hai. Báo cáo hàng tháng của ngân hàng Bundesbank cũng sẽ được công bố, nhưng nó chỉ có thể ảnh hưởng đến động lực của cặp tiền nếu như lời hùng biện của các thành viên trong cơ quan quản lý Đức rất khác với lời nói trước đây của các thành viên ECB. Ngoài ra, cần lưu ý rằng Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức Jens Weidmann sẽ từ chức vào ngày 31/12 – trước thời hạn 5 năm. Ông luôn là người thuộc phe "diều hâu", nhưng trong bối cảnh Angela Merkel rời khỏi Olympus chính trị, ông cũng quyết định rời khỏi chức vụ. Người đứng đầu mới của Bundesbank sẽ được công bố vào ngày 22/12.
Vào thứ Ba, ngày 21/12, một chỉ số về niềm tin người tiêu dùng sẽ được công bố ở châu Âu, dựa trên cuộc khảo sát các hộ gia đình về mức độ tin tưởng vào tình trạng của nền kinh tế hiện tại. Trong hai năm gần đây, chỉ số này nằm trong vùng tiêu cực. Vào tháng 12, nó sẽ đạt -8 điểm, phản ánh sự bi quan chung của người dân châu Âu: đây là kết quả tồi tệ nhất kể từ tháng 4 năm nay.
Vào thứ Tư, ngày 22/12, ước tính thứ ba về tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ trong quý thứ ba sẽ được công bố trong phiên Mỹ. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì ước tính cuối cùng phải trùng với ước tính thứ hai (tăng 2.1%). Các nhà giao dịch có khả năng bỏ qua ấn bản này. Tuy nhiên, chỉ số về tiềm tin của người tiêu dùng Mỹ có thể gây ra những biến động nhất định. Chỉ số này dao động trong khoảng 109-111 điểm kể từ tháng 9 năm nay. Sau khi giảm nhẹ vào tháng 11 (109.5), nó sẽ tăng nhẹ trong tháng này nhưng vẫn nằm trong phạm vi xác định (110.5). Nhưng nếu chỉ abso này được công bố trong vùng xanh, đồng đô la Mỹ sẽ nhận được sự hỗ trợ đáng kể, đặc biệt là trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát.
Ngày thú vị nhất trong tuần hứa hẹn sẽ là vào thứ Năm (23/12). Các nhà giao dịch sẽ hoàn toàn tập trung vào Chỉ số Giá PCE cốt lõi, nhằm đo lường mức chi tiêu cốt lõi và ảnh hướng đến động lực của lạm phát Hoa Kỳ. Người ta tin rằng chỉ số này được các thành viên của cơ quan quản lý giám sát rất cẩn thận. Vào tháng 10, nó đã tăng lên 4.1% (tính theo năm). Theo dự báo, chỉ số sẽ có kết quả khởi sắc trở lại trong tháng 11. Nó dự kiến sẽ tăng lên 4.5% theo năm. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 1989. Chỉ số này có thể có tác động đáng kể đến vị thế của đồng tiền Mỹ, đặc biệt là sau đợt phát hành lạm phát mới nhất, phản ánh chỉ số giá tiêu dùng đạt mức tăng kỷ lục. Chỉ số giá PCE có thể gây ra sự biến động mạnh theo hướng có lợi cho đồng đô la Mỹ.
Trong cùng ngày, tốc độ tăng số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu sẽ được công bố. Dữ liệu này đã ở mức trước khủng hoảng từ giữa tháng 11, dao động trong khoảng 195-230 nghìn. Tuần này, chỉ số này sẽ đạt mốc 200.000. Kết quả này sẽ cung cấp hỗ trợ gián tiếp cho đồng tiền của Hoa Kỳ.
Một ấn bản quan trọng khác vào thứ Năm là một báo cáo về lượng đặt hàng cho các loại hàng hóa dài hạn. Người ta cũng kỳ vọng các động lực tích cực ở đây: tổng khối lượng đơn đặt hàng sẽ tăng 1.5% (sau hai tháng ở trong vùng tiêu cực) và 0.6% không bao gồm vận tải..
Vào thứ Sáu, ngày 24/12, các sàn giao dịch châu Âu và Mỹ sẽ đóng cửa cho đêm Giáng sinh. Ngày này không nằm trong lịch trình làm việc. Sẽ có một số tin tức nhất định từ Nhật Bản, nhưng chúng thường không có tác động đáng kể đến thị trường và thậm chí còn ảnh hưởng nhiều hơn đến động lực của cặp EUR/USD.
Nhìn chung, khả năng thị trường tiền tệ hoàn toàn im ắng trong những ngày tới là rất cao, trừ khi giới tài chính bị rúng động bởi một yếu tố bất khả kháng nào đó (ví dụ như kết luận cực kỳ tiêu cực của WHO liên quan đến Omicron). Các ngân hàng trung ương chủ chốt đã đưa ra phán quyết. Các chỉ số kinh tế vĩ mô chính mới nhất (trong lĩnh vực thị trường lao động và lạm phát) cũng đã được công bố. Do đó, các nhà giao dịch đã nhận được một lượng thông tin đủ để phản ánh.
Theo tôi, đồng đô la Mỹ vẫn có lợi thế hơn so với đồng euro. Trong vài tuần qua, các nhà giao dịch EUR/USD đã nhìn lại ECB, mà các đại diện của cơ quan này đã kêu gọi các đồng nghiệp của họ phản ứng với mức tăng kỷ lục của lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Một ảo tưởng thông tin nhất định đã được tạo ra rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ đi theo bước chân của Fed. Tuy nhiên, tất cả sự "diều hâu" của ECB đã được thể hiện trong việc "tăng cường" chương trình APP và quan điểm chờ xem liên quan đến lãi suất, trong khi về phía đồng tiền của Mỹ, thì Fed đã có một hành vi khá hung hăng. Một ví dụ về điều này là việc cắt giảm QE sớm và dự báo điểm "diều hâu".
Sự không tương quan này sẽ đóng vai trò là động lực cho cặp EUR/USD. Do đó, chúng tôi vẫn có thể xem xét bán ra khi cặp tiền tăng đột biến. Mức kháng cự là 1.1290 (đường trung bình của chỉ báo Dải Bollinger trên biểu đồ hàng ngày, trung với đường Tenkan-sen). Mức hỗ trợ gần nhất (mục tiêu giảm) là mức 1.1200, tương ứng với đường dưới của Dải Bollinger trên cùng khung thời gian.